Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

Những nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính


Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính theo tây y.


Tây y cho rằng, nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính là do vi khuẩn trong thức ăn không được vệ sinh và các độc tố của nó gây nên. Ví dụ như ăn phải các thức ăn gia súc, gia cầm, sản phẩm sữa bò, cơm cháo và đồ hải sản như tôm, ốc, sứa và các thức ăn muối dầm có vi khuẩn hoặc bị ô nhiễm bởi chất độc hóa hoc, thêm nữa đó uống quá nhiều rượu, trà đặc, cafe hoặc ăn các thức ăn đâm mùi hương liệu; Ăn quá nhanh, quá nóng, quá lạnh, quá xơ đều có thể kích thích niêm mạc dạ dày, đây là những nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp hằng đầu. Bên cạnh đó uống mộ số thuốc, có phản ứng quá mạnh hoặc dùng quá liều chỉ định, cũng có thể kích thích hoặc gây tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến các triệu chứng viêm loét, chủ yếu là xung huyết bệnh phù chất nhờn nhiều, bề mặt dạ dày có nhiều mụn màu vàng có khi còn có thể vỡ ra và gây chảy máu dạ dày.

Ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính

Ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính

Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp theo đông y


Đông y cho rằng bệnh viêm loét dạ dày cấp tính chủ yếu phát sinh vào mùa thu, ảnh hưởng từ độc tà, uống lạnh, ăn uống không điều độ và một số nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính khác. Chúng ta cùng phân tích như sau:

Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính do ảnh hưởng thời tiết.


Mùa hè thu, do khí hậu nắng nóng, ẩm ướt đan xen, nước bốc hơi nhiều mọi người vì thích sự mát mẻ nên hay chọn ngủ ngoài trời, do nắng nóng nên mọi sinh hoạt hằng ngày không được thoải mái, tà thấp nhiệt xâm nhập hoặc tà thấp chặt trung tiêu (đoạn giữa của dạ dày), tà thấp quấy nhiễu lá lách; trong khi đó lá lách vốn ưa khô, nóng, nay bị tà thấp quấy nhiễu, nên gây vật hóa thất thường, khí cơ rối loạn, lên xuống không điều độ, dẫn đến nôn ọe và đại tiện lỏng.


Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính do ăn uống.


Ăn nhanh, thích đồ ăn sống, lạnh, thích ăn mỡ và ngọt, hoặc ăn những thức ăn không vệ sinh, ăn nhầm phải những thức ăn đã bị biến chất hoặc bào mòn, đều có thể dẫn đến tổn thương cho tì vị, gây ra rối loạn chức năng tiêu hóa, đục trong lẫn lên sẽ gây nên bệnh viêm loét dạ dày.

Sự biến hóa bệnh lý của bệnh viêm dạ dày cấp tính chủ yếu do những thức ăn ôi thiêu làm ẩm ướt phần trung tiêu. Sự ẩm ướt và ứ lại, sẽ làm tắc tì vị khiến vận hòa thất thường, lên xuống không điều độ, hỗn loạn. Không khí trong dạ dày không xuống được tá tràng mà bị trào ngược lên trên sẽ kiến cho người bệnh bị nôn ói. Tì vị mất đi chức năng của mình, thức ăn được đưa xuống đại tràng khiến cho người bệnh bị đi ngoài lỏng. Mặt khác, những thức ăn không tốt đó sẽ làm chặng lại trung tiêu, tắc nghẽn khí cơ, không thông được sẽ gây khó chịu và đau bụng. Nếu quá trình nôn và ỉa chảy quá nhiều sẽ khiến cơ thể người bệnh mất nước, phát nhiệt, khiến miệng khô đi giải ít, mắt bị lõm sâu, âm dịch bị tiêu hao, âm làm tổn thương dương. Khiến cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi chán ăn và ăn không ngon khiến bệnh tình ngày càng nặng nếu không được điều trị.

Việc tự trang bị cho mình những kiến thức về bệnh viêm dạ dày cấp tính và năm bắt tốt các nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính sẽ giúp bạn có các biện pháp dự phòng hiệu quả. tránh được các nguy cơ mắc bệnh.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Làm gì khi thường xuyên bị trào ngược dạ dày

Câu hỏi:
Cháu chào bác sĩ, cách đây mấy tháng, mỗi khi ăn xong cháu thường xuyên có cảm giác ợ chua. Cháu có đi khám bác sĩ nói cháu bị trào ngược dạ dày thực quản, và có cho đơn thuốc về uống. Cháu uống thuốc theo đúng đơn của bác sĩ, và cũng ăn cả sữa chua cho tiêu hóa dễ nhưng không đỡ? Từ đó tới giờ đã gần 3 tháng rồi, nhưng tình trạng của cháu vẫn không khá hơn? Bác sĩ cho cháu hỏi, đối với bệnh của cháu thì uống thuốc đông y có được không ạ? Vì cháu uống nhiều thuốc tây rồi mà không đỡ. Cháu cảm ơn bác sĩ.


làm gì khi bị trào ngược dạ dày


Trả lời:


Chào bạn. Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản thuộc chứng khí nghịch của đông y, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Do tính chất kích thích của các chất dịch trong dạ dày như axit, pepsine, dịch mật… đối với niêm mạc thực quản. Ở trạng thái sinh lý bình thường thỉnh thoảng cũng có hiện tượng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản nhưng rất thoáng qua và không gây hệ quả gì. Triệu chứng quan trọng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là ợ nóng, trớ nuốt khó….

Đối với chứng trào ngược thực quản của bạn có thể sử dụng thuốc đông y để điều trị được. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nhiều thể bệnh khác nhau, trong câu hỏi bạn không nói tỉ mỉ tình trạng bệnh của bạn, nên không biết bạn thuộc thể bệnh nào. Theo đông y, bệnh trào ngược dạ dày thực quản được chia làm 3 thể chính là: thể hàn, thể nhiệt và thể thương thực.

Thể hàn: biểu hiện ăn không tiêu, ợ ra nước chua, trong, loãng, miệng môi xanh, trắng, sợ lạnh, thường xuyên đau bụng và đi tiêu lỏng. Trường hợp này bạn có thể dùng bài thuốc gồm các vị như: hoắc hương 12g, tô tử 12g, củ sả 10g, vỏ quýt 12g, gừng khô 8g, gừng tươi 8g.

Thể nhiệt: biểu hiện ợ ra nước vàng, đặc, mùi chua khắm, hễ ăn vào là trào ngược, khát nước, thích uống nước lạnh, nước tiểu đỏ, da nóng, môi đỏ, thì dùng bài thuốc gồm các vị: rau má 16g, hoắc hương 12g, gạo nếp (sao vàng) 16g, gừng tươi 12g, lá dành dành (sao vàng) 8g

Thể thương thực: trào ngược mùi chua khắm, ợ hăng, ợ chua, miệng hôi, chán ăn, đầy bụng, đau bụng, sắc mặt vàng, có thể dùng bài thuốc gồm các vị như: hoắc hương 12g, vỏ quýt (trần bì) 12g, vỏ rụt 12g, củ sả 8g, sinh khương (gừng tươi) 12g.

Bạn có thể căn cứ vào những triệu chứng cụ thể trên để xác định thể bệnh cho mình. Tuy nhiên bạn không nên tự ý sử dụng các bài thuốc đó, mà trước khi dùng nên tham khảo ý kiến của lương y để cs sự gia giảm bài thuốc phù hợp.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Chế độ ăn trong viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Trẻ còn nhỏ nên cho bú sữa mẹ, cho trẻ bú nhiều lần. Đối với trẻ lớn không nên ăn chan canh vì như vậy trẻ không chịu nhai mà chỉ nuốt chửng gây nặng gánh cho dạ dày.

Loét dạ dày tá tràng (DDTT) là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Ở MỸ tỷ lệ mắc viêm loét dạ dày - tá tràng chiếm khoảng 3,5-14.7% và vị trí viêm loét dạ dày- tá tràng thường gặp hơn loét dạ dày đơn thuần gấp 5 lần. Tại Việt Nam theo nghiên cứu của Phạm Trung Dũng ờ Bệnh viện Nhi Đồng I thì tỷ lệ mắc viêm loét dạ dày - tá tràng với nhiễm Helicobacter Pylori trên bệnh nhi vào viện từ tháng 11/96- 11/97 là 44,4%. Theo John J Herbst trẻ em bị viêm loét dạ dày - tá tràng thường gặp từ 5 tuổi trở lên và ở vị trí vết loét tá tràng cao hơn loét dạ dày gấp 5 lần.

1. Nguyên nhân


Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori là nguyên nhân quan trọng của loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em, đặc biệt ở bệnh tái phát.

Bệnh thường xẩy ra ở các nước đang phát triển và có mối liên quan với tình trạng kinh tế xã hội thấp, nguồn nước bị ô nhiễm, văn hoá thấp, tập quán nhai cơm, ăn cơm sớm (trước 2 tuổi), mớm cơm cho trẻ đều dẫn đến lây truyền giữa các thành viên trong gia đình.

Theo Honda M, ở Hàn Quốc thì tỉ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em có mối tương quan nghịch với tình trạng kinh tế xã hội , mặc dầu ở người lớn tỷ lệ nhiễm H. pylori cao và không bị ảnh hưởng bới tình trạnh kinh tế xã hội. Do đó người ta nhận thấy rằng nhiễm H.pylori chủ yếu mắc trong thời kỳ thơ ấu, và các nghiên cứu đều cho rằng nhiễm H.pylori giống như hầu hết các nhiễm khuẩn đường ruột khác xảy ra chủ yếu trong thời kỳ trẻ.

trẻ em bị loét dạ dày tá tràng cần có chế độ ăn hợp lý

Trẻ em suy dinh dưỡng. Theo Honda M thì bệnh nhi có chỉ số cân nặng/tuổi <75% thì bị loét nhiều hơn trẻ có chỉ số cân nặng/tuổi >75% (Theo Watterlow).
Một số nghiên cứu ở Nicaragoa cho thấy trẻ được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, beta- caroten, vitamin c thì có tỷ lệ nhiễm H.pylori thấp hơn. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy vai trò của sữa mẹ có tác dụng phòng ngừa được nhiễm H. pylori vì sữa mẹ có thê ức chế H.pylori.

2. Triệu chứng lâm sàng


- Đau bụng có liên quan đến bữa ăn, đau từng cơn, đau ở vùng thượng vị.
- Nôn máu, hoặc đi ngoài ra máu đen.
- ăn kém, ăn không tiêu, trướng bụng.
- Nội soi có viêm dạ dày dạng cục (Nodule).

3. Nguyên tắc thực hiện chê độ ăn cho trẻ loét dạ dày - tá tràng


- Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ: Vitamin, vi chất, muối khoáng theo tuổi, cân nặng.
- Chia nhỏ bữa ăn, ăn thức ăn nấu nhuyễn nghiền nát, sử dụng rau củ không dùng rau có lá nhiều chất xơ.
- Không cho trẻ ăn cơm sớm.
- Trong bữa ăn, không vừa ăn vừa uống nhất là sử dụng đồ uống có ga.
- Sử dụng nguồn protein từ thịt (nạc vai lợn, lườn gà), trứng (hấp, dạng kem caramen, xúp), sữa.
- Sử dụng nguồn vitamin từ rau củ ( khoai tây, khoai lang nhiều beta-caroten và vitamin c....)
- Trẻ còn nhỏ nên cho bú sữa mẹ, cho trẻ bú nhiều lần. Đối với trẻ lớn không nên ăn chan canh vì như vậy trẻ không chịu nhai mà chỉ nuốt chửng gây nặng gánh cho dạ dày.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Bệnh viêm loét dạ dày ở người già có đặc điểm gì?

Bệnh loét dạ dày thường thấy ở thanh niên và người trung tuổi. Sau khi thống kê 1106 người mắc bệnh người ta cho thấy, người mắc bệnh này dưới 30 tuổi chiếm 20%, từ 31 – 60 tuổi chiếm trên 60%, trên 60 tuổi là dưới 10%. Mặc dù tỉ lệ mắc bệnh loét dạ dày ở người già tương đối thấp, nhưng do triệu chứng và bệnh trạng thường không điển hình, rất dễ chuẩn đoán nhầm, từ đó dẫn đến điều trị không đúng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, hiễu rõ được những đặc điểm khác nhau ở người cao tuổi, và ít tuổi là cần thiết, có thể so sánh và phân tích từ những phương diện sau.


Bệnh viêm loét dạ dày ở người già

Bệnh viêm loét dạ dày ở người già

Quá trình phát triển bệnh.


Người bện trên 60 tuổi mắc bệnh loét dạ dày lần đầu chiếm 10%, Trên 80% người bệnh cao tuổi mắc bệnh loét dạ dày đều có tiền sử bệnh này từ lúc dưới 60 tuổi.


Vị trí loét dạ dày.


Loét dạ dày ở người già thường thấy ở bất kỳ chỗ nào trong khoang dạ dày, hay gặp nhất là vùng tiền môn vị, hang vị; ở người già thường thấy đường kín


Cơn đau khác nhau.


Bệnh này có đặc điểm là phát tác lại nhiều lần mang tính chu kỳ và có quy luật, liên quan mật thiết tới ăn uống, nhưng chỉ có 40% người già mắc bệnh loét dạ dày có những triệu chứng điển hình trên, trường hợp đau không có quy luật hoặc không đau chiếm trên 40%.

Đặc điểm triệu chứng bệnh.


Người già mắc bệnh có tới 50% đau ở vùng bụng, một số người bệnh đau ở vùng sau xương ức rất giống với đau tim; rất ít trường hợp có hiện tượng ợ chua. Người mắc bệnh trẻ tuổi lại có trên 80% có triệu chứng điển hình đau bụng trên, trường hợp ợ chua nhiều.


Nhiều chứng bệnh cùng phát sinh.


Tỉ lệ người già mắc bệnh kèm theo các bệnh như xuất huyết dạ dày, sốc, thủng dạ dày nhiều gấp 3 lần thanh niên. Một số người cao tuổi mắc bệnh có triệu chứng ban đầu là nôn ra máu, tiêu chảy ra máu, ngất, vì chức năng tim, phổi, thận của họ suy giảm, hơn nữa khả năng thay thế lại rất kém, vì vậy tỉ lệ tử vong vì bệnh này cao cần hết sức lưu ý.

Các bện kèm theo phức tạp.


Đối tượng người mắc bệnh loét dạ dày là người già thường kèm theo nhiều bệnh khác như huyết áp cao, tim, não, bệnh tiểu đường, phổi, gan, thận, khí quản bị tắc chiếm đến 50%, bệnh tình phức tạp, vì vậy việc chuẩn đoán và điều trị tương đối khó khăn, dùng thuốc điều trị cần hết sức cẩn trọng.

Tỉ lệ chuẩn đoán sai cao.


Theo báo cáo, tỉ lệ chuẩn đoán sai đối với người già mắc bệnh dạ dày tới 50%. Các triệu chứng điển hình khi thủng dạ dày như đau dữ dội, căng cơ bụng… cũng không rõ ràng. Do mật máu mạn tính dẫn đến thiếu mau, gầy, có thể chuẩn đoán sai là bệnh ung thư. Loét ở chổ gần tâm vị, có thể có các triệu chứng khó nuốt dễ lẩn lộn với các triệu chứng ung thư thực quản.

Mọi nhân tố nêu trên, không cần quá ỉ lại vào cảm giác của bản thân hay các triệu chứng lâm sàng, nên lấy kết quả nội soi dạ dày làm căn cứ chủ yếu. Trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày, bác sĩ và người bệnh đều phải cảnh giác với những nguy hiểm từ các bệnh kèm theo, không được sem nhẹ sự ảnh hưởng của các bện kèm theo này, điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuẩn đoán và điều trị chính xác, hạ thấp tỉ lệ tử vong. Kịp thời phát hiện bệnh chuyển sang ung thư. Vì vậy, người già mắc bệnh loét dạ dày và người nhà cần hiểu rõ hơn về đặc điểm bệnh viêm loét dạ dày ở người già, để có kết quả điều trị viêm loét dạ dày tốt hơn.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Viêm, loét dạ dày - tá tràng có dễ gây ung thư?

Viêm loét dạ dày - tá tràng (VLDD - TT) là một trong những bệnh gặp khá nhiều trong cộng đồng dân cư nước ta. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng người trưởng thành chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Có thể phòng và chữa được bệnh VLDD - TT.

Viêm loét dạ dày - tá tràng (VLDD - TT) là một trong những bệnh gặp khá nhiều trong cộng đồng dân cư nước ta. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng người trưởng thành chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Có thể phòng và chữa được bệnh VLDD - TT.

Điểm mặt kẻ gây viêm loét dạ dày - tá tràng


Nguyên nhân hàng đầu, chiếm tỷ lệ cao nhất là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Ngoài nguyên nhân chính là vi khuẩn HP thì VLDD - TT còn do một số yếu tố khác gây nên với một tỷ lệ thấp (hoặc là đơn phương hoặc kết hợp) như do dùng thuốc aspirin, corticoid, thuốc chữa khớp không steroid, do uống nhiều rượu bia, do căng thẳng thần kinh (stress) trong một thời gian dài hoặc do bệnh tự miễn.

nội soi dạ dày


Nội soi tìm vi khuẩn gây viêm dạ dày còn giúp bác sĩ phát hiện các bệnh lý khác ở thực quản và tá tràng. Ảnh: T. Chương

Dấu hiệu nhận biết


Đau là triệu chứng thường gặp nhất. Vị trí đau thường gặp nhất ở vùng thượng vị (trên rốn), đau âm ỉ hoặc đau dữ dội (nếu bị thủng dạ dày - tá tràng thì đau như dao đâm). Đau âm ỉ có khi kéo dài từ vài tháng đến vài ba năm và lâu hơn nữa, có khi hàng chục năm. Đa số bệnh nhân đau có tính chất chu kỳ và thường xảy ra vào lúc giao mùa, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi (nóng sang lạnh, ngược lại hoặc áp thấp nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc). Đôi khi trạng thái thần kinh căng thẳng, lo lắng hoặc sau ăn thức ăn chua, cay cũng làm cơn đau xuất hiện hoặc đau kéo dài. Tính chất đau của viêm hoặc loét dạ dày tá tràng nhiều khi khó phân biệt nhưng mới bị viêm thì ăn vào cơn đau sẽ tăng lên, còn khi đã loét thì no, đói đều đau. Cơn đau có thể xuyên ra sau lưng, lên vai, ngực làm cho người bệnh lầm tưởng bệnh khác.

Các triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, trung tiện nhiều lần, phân có khi nát có khi lỏng, có khi rắn như phân dê. Trong những trường hợp loét hành tá tràng lâu ngày gây co kéo, làm hẹp môn vị thì ăn không tiêu, bụng ậm ạch rất khó chịu (nhiều khi phải móc họng nôn ra mới thấy dễ chịu). Vì vậy, người bị VLDD - TT lâu năm thường gầy, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, phân có thể có màu đen (do xuất huyết). Chụp Xquang có uống thuốc cản quang vẫn có giá trị chẩn đoán trong trường hợp không có nội soi dạ dày. Nếu có điều kiện, có thể nội soi dạ dày - tá tràng. Kỹ thuật này sẽ có giá trị lớn trong chẩn đoán nếu bác sĩ nội soi được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm. Bởi vì nội soi, ngoài việc xác định được vị trí tổn thương, tình trạng tổn thương, u cục thì trong những trường hợp nghi ngờ bệnh ác tính có thể sinh thiết để tìm tế bào lạ. Sinh thiết còn giúp cho việc lấy bệnh phẩm để nhuộm gram, thử tets ureaza, nuôi cấy phân lập xác định vi khuẩn HP và làm kháng sinh đồ để xác định tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn này.

Bệnh VLDD - TT có thể nhầm với bệnh viêm tụy, viêm đường dẫn mật, sỏi đường dẫn mật hoặc bệnh tim, phổi (đau vùng mũi ức) hoặc thoái hóa cột sống lưng (đau xuyên ra lưng). Trong một số trường hợp do viêm ruột thừa ở những giờ đầu cũng có thể đau thượng vị. Đau bụng âm ỉ, đi ngoài phân đen có thể nhầm với những bệnh nhân bị giun móc. Trong những trường hợp này cần xét nghiệm phân tìm trứng giun móc để giúp cho chẩn đoán phân biệt tốt hơn cũng như điều trị có hiệu quả hơn.

dạ dày bị loét

Hình phóng to mô tả một đoạn dạ dày bị loét.

Điều trị thế nào?


Nên dựa vào nguyên nhân gây bệnh, nếu do vi khuẩn HP thì phải dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, chống tăng tiết dịch vị và cần có thuốc bao phủ niêm mạc, tránh tác dụng của dịch vị. Ngoài ra, cần có chế độ dinh dưỡng tốt, thích hợp cho người mắc bệnh về dạ dày. Luôn luôn cảnh giác với xuất huyết dạ dày hoặc thủng dạ dày vì cả hai loại biến chứng này phải cấp cứu khẩn trương, nếu không thì tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa.

Rất dễ biến chứng thành ung thư


Các trường hợp viêm dạ dày tá tràng nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng thì sẽ dẫn đến viêm mạn tính hoặc trở thành loét. Trong các bệnh về dạ dày thì đáng sợ nhất là viêm, loét bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị hoặc có thể viêm loét hang vị rất dễ biến chứng thành ung thư hóa. Tuy rằng viêm loét dạ dày thì ít đau hơn là viêm loét tá tràng. Ngược lại, viêm loét tá tràng thì ít bị ung thư hơn nhưng thường hay đau, dễ làm hẹp môn vị (do hành tá tràng loét xơ chai gây co kéo môn vị), đặc biệt là loét hành tá tràng rất dễ làm chảy máu. Chảy máu hành tá tràng có thể ồ ạt phải cấp cứu hoặc chảy máu ri rỉ làm cho phân thường có màu đen. Trong trường hợp chảy máu nhiều thì phân thường đen như nhựa đường và mùi hôi thối rất đặc biệt như “mùi cóc chết”. Và tất nhiên, các vị trí loét khác của dạ dày cũng có thể bị biến chứng chảy máu. Một loại biến chứng cũng rất thường gặp và rất nguy hiểm là thủng dạ dày - tá tràng. Có những bệnh nhân do bị loét ngầm nên bình thường không đau bụng hoặc đau rất ít, đột nhiên bị thủng dạ dày phải cấp cứu. Trong trường hợp bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời thì dễ dẫn đến viêm phúc mạc (màng bụng), gây sốc và có thể tử vong.

Lời khuyên của thầy thuốc


Bệnh VLDD - TT chủ yếu do vi khuẩn HP, vi khuẩn này lây theo đường ăn uống mà chuyên môn thường gọi là lây theo đường “phân - miệng”. Vì vậy, ăn uống hợp vệ sinh là khâu quan trọng hàng đầu. Trong gia đình khi có người bị VLDD - TT thì bát, đũa, cốc, chén... không nên dùng chung hoặc phải nhúng vào nước đun sôi sau khi đã rửa sạch. Cần xóa bỏ thói quen mớm cơm cho trẻ với bất kỳ hình thức nào. Nếu phụ huynh hoặc người giúp việc mà bị bệnh về dạ dày thì mớm cơm rất dễ dàng làm lây bệnh cho trẻ. Ngoài ra, việc quản lý chất thải, phân đóng vai trò đáng kể trong việc phòng bệnh. Bởi vì, nếu quản lý tốt các khâu này thì sẽ làm cho mầm bệnh không phát tán ra xung quanh và con người sẽ không bị lây nhiễm qua thức ăn, nước uống. Không tự mua thuốc aspirin, corticoid, thuốc non-steroid (thuốc điều trị khớp) để tự điều trị. Không lạm dụng rượu bia, không ăn quá chua cay và tránh căng thẳng thần kinh.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả

Câu Hỏi:


Chồng tôi bị viêm loét dạ dày đã 2 năm, nhìn anh ăn uống khổ sở mà tôi thấy xót xa quá. Kinh tế Gia đình tôi khá eo hẹp, vì thế mà chúng tôi vẫn chưa có điều kiện tới bệnh viện để điều trị. Tôi nghe bác hàng xóm mách rằng chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc nam rất tốt mà lại ít tốn kém. Xin bác sỹ có thể tư vấn giúp tôi và cho tôi lời khuyên chính xác. Tôi xin chân thành cảm ơn.

(Nguyễn Thị Hà – Hải Phòng)

Trả lời: Chào bạn!


Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi và gửi câu hỏi về cho chúng tôi !

Ai bị đau dạ dày cũng đều gặp phải những bất tiện và phiền toái trong cuộc sống, đặc biệt là về vấn đề ăn uống. Viêm loét dạ dày ảnh hưởng đến quá trình co bóp, tiêu hóa thức ăn, do đó, những bữa cơm dường như luôn là nỗi ám ảnh khôn nguôi của người bệnh. Ăn ít cũng đau, ăn no cũng đau, ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ thì bệnh lại càng nặng hơn.

viêm loét dạ dày

Hình ảnh viêm loét dạ dày

Có nhiều người vì không ăn được cuối cùng dẫn đến sụt cân, suy nhược cơ thể, thậm chí tử vong vì kiệt quệ. Nói cách khác, đau dạ dày là kẻ thù đáng ghét mà tất thảy chúng ta đều muốn xa lánh. Vậy thì, làm cách nào để xua đuổi “vị khách” này?


Cách chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc dân gian


Có rất nhiều phương pháp chữa viêm loét dạ dày được ứng dụng trong thực tế, trong đó các bài thuốc nam được người bệnh dành nhiều ưu ái hơn, phần vì chúng an toàn, hiệu nghiệm, phần nhờ giá thành rẻ. Khôi tía, dạ cẩm, mẫu lệ là 3 công thức thuốc nam điều trị viêm loét dạ dày mà dân gian hiện ưa chuộng và phổ biến rộng rãi.

Chữa bệnh viêm loét dạ dày bằng Cây khôi tía


Khôi tía là loài cây nhỏ, cao, thân rỗng, lá màu xanh tía. Lá khôi tía chứa rất nhiều tanin, một thành phần trung hòa axit dư thừa trong dạ dày, giảm đau, săn se vết loét. Do đó, khôi tía được dùng nhiều vào việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày, đồng thời điều trị một số chứng bệnh như chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng, mệt mỏi.

Cách dùng : sắc 80g lá khôi tía thành nước, đem nước này uống ngày 2 lần, sau 1 tuần bệnh sẽ

Chữa bệnh viêm loét dạ dày bằng Cây dạ cẩm


Dạ cẩm( hay câu chả khẩu cắm) là bài thuốc trị viêm loét dạ dày được nhiều người tin dùng hiện nay. Dạ cẩm thường mọc nhiều ở các vùng núi phía bắc, có tác dụng giảm đau, trung hòa axit dịch vị, giảm ợ chua, làm vết loét se lại, đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

dạ cẩm chữa viêm loét dạ dày

Cây dạ cẩm chữa viêm loét dạ dày

Cách dùng: dạ cẩm sắc lấy nước, uống đều đặn mỗi ngày. Trung bình 2-3 lần/ngày.

Chữa bệnh viêm loét dạ dày bằng mẫu lệ


Cũng như dạ cẩm, mẫu lệ là cây thuốc nam chuyên điều trị viêm loét dạ dày. Theo đông y, mẫu lệ chứa 80-90% canxi, cabonat, canxi photphat, nhôm và sắt oxit, do đó, mẫu lệ được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày dư thừa axit, bồi bổ cơ thể suy nhược, mồ hôi trộm, băng huyết…

Cách dùng: sắc mẫu lệ chung với 1 số vị thuốc nam khác như hoài sơn, bồ công anh, uất kim, trần bì. Ngày uống 3 lần, kiên trì 2 tuần bệnh sẽ khỏi.

Hi vọng với những bài thuốc trên có thể giúp chồng bạn sẽ sớm khỏi bệnh và trở lại cuộc sống vui vẻ thường ngày. Chúc bạn thành công!


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thực trạng bệnh loét dạ dày ở trẻ nhỏ

Đa số mọi người đều cho rằng trung niên là độ tuổi chủ yếu mắc bệnh viêm loét dạ dày, và chắc chắn rằng bệnh này sẽ không xuất hiện ở những bệnh nhân nhỏ tuổi. Thực tế lại rất khác, bệnh viêm loét dạ dày có thể phát sinh hở bất cứ ai kể cả trẻ nhỏ, thậm chí ngay cả ở những trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh này, đặc biệt là trẻ em đang trong độ tuổi đi học có tỉ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày cao nhất. Vài năm gần đây theo tổ chức y tế thế giới thì tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường mắc bệnh viêm loét dạ dày do tiêu hóa đang ngày một tăng.

viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ

Viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ

Tổ chức y tế thế giới cũng cho biết thêm, trong số những người ở độ tuổi trưởng thành mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, thì có khoảng 1.6% là bắt đầu ủ bệnh từ trước 4 tuổi, 25% là khởi nguồn từ giai đoạn đi học.

Những nhóm trẻ dễ mắc bệnh viêm loét dạ dày.


Nhóm máu: Bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ cũng như bệnh viêm loét dạ dày ở người trưởng thành, những trẻ có nhóm máu ) thường có tỉ lệ mắc phải bệnh này cao hơn những trẻ có nhóm máu khác.

Di truyền: Mọi người vẫn quan niệm rằng bệnh viêm loét dạ dày không có tính di truyền, và điều này khoa học vẫn chưa thể chứng minh. Tuy nhiên có một thực tế là những người trong cùng một gia đình thường dễ mắc bệnh viêm loét dạ dày và trẻ cũng vậy, những trẻ có bố mẹ hoặc những người thân thiết cũng chung sống mắc bệnh viêm loét dạ dày thì cũng dễ mắc bệnh này hơn những trẻ khác.

Trạng thái tinh thần: Y học đã chứng minh rằng việc trẻ nhỏ mắc bệnh viêm loét dạ dày có quan hệ mật thiết với trạng thái tinh thần. Đa phần trong số các bệnh nhân ở độ tuổi trưởng thành đều có chung một đặc điểm là tiền sử bệnh đã bắt đầu từ thời kỳ còn nhỏ. Nguyên nhân là do các kích thích tiêu cực của môi trường xung quanh, hoặc chịu ảnh hưởng của trạng thái tinh thần không tốt của bản thân.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com