Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản đang có khuynh hướng gia tăng theo lối sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa mặc dù không phổ biến như viêm loét dạ dày, tá tràng, đại tràng.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên các chất từ dạ dày lên thực quản, bệnh không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có nguy cơ gây ra những biến chứng nặng nề như loét dạ dày, chảy máu thực quản, thậm chí còn dẫn tới ung thư. Việc phát hiện sớm và điều trị hợp lý giúp giảm thiểu biến chứng nguy hiểm.

ở nón, ợ chua, buồn nôn là những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, buồn nôn, khó nuốt, cảm giác cồn cào, nóng rát ở trên rốn khi đói hoặc sau khi ăn quá no… là những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài việc dùng thuốc theo kê đơn của bác sỹ bệnh nhân cần chú ý những vấn đề sau trong ăn uống:

- Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo

- Tránh tuyệt đối các đồ uống có cồn, kích thích như: Cà phê, trà và những đồ uống chứa cafein

- Hạn chế ăn các loại hoa quả cam, quýt, chanh, bưởi… vì các loại hoa quả này thường có vị chua và chứa nhiều vitamin C nên sẽ làm tăng sự tiết dịch của dạ dày. Kể cả nước ép của các loại quả này cũng nên hạn chế uống.

- Hạn chế không sử dụng nhiều các loại gia vị cay nóng như: Ớt, bạc hà, tỏi,… là những chất gây kích thích lớp màng thực quản và cũng làm tăng cảm giác nóng rát dạ dày.

Trào ngược dạ dày thực quản cũng là một bệnh lý của bệnh đau dạ dày. Hãy sử dụng thuốc đau dạ dày Hoa việt vị quản thống với tác dụng chỉ thống tiêu thực bình vị của cơ sở sản xuất thuốc Đông y Hoa Việt tại KCN Châu Sơn chuyên điều trị tận gốc các bệnh như viêm dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm tá tràng, thượng vị... mà không gây mệt mỏi, không tác dụng phụ, đảm bảo và rất an toàn cho sức khỏe.

Hãy giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia của chúng tôi bằng cách để lại tin nhắn, email, số điện thoại hoặc gọi trực tiếp để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN 

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN 

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846 

Quận Hà Đông - TP Hà Nội 

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

5 Dấu hiệu bị bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày ngày càng gia tăng, vì vậy việc phát hiện được những dấu hiệu đau dạ dày sớm để điều trị kịp thời là việc rất cần thiết.

Dấu hiệu đau dạ dày thường có những biểu hiện rất rõ rệt. Tuy nhiên ở một số người lại không xuất hiện những dấu hiệu này mà nó chỉ đơn thuần là những cơn đau âm ỉ vùng bụng. Có những dấu hiệu nên đi kiểm tra tránh bị ung thư dạ dày



đau dạ dày ngày càng phổ biến

Chứng đau dạ dày ngày càng phổ biến

Dưới đây là những biểu hiện của bệnh đau dạ dày thường gặp.

1. Đau vùng thượng vị


Đau vùng thượng vị là một triệu chứng rất hay gặp ở một số bệnh nhân. Nguyên nhân của đau thượng vị rất đa dạng và khó xác định.

đau vùng thượng vị

Cảm giác đau tùy thuộc vào người bệnh, có cảm giác đau tức, có người cảm giác đau rát bỏng hay nóng, hay đau âm ỉ, tuy nhiên người bệnh không có cảm giác đau quặn. Cơn đau có thể lên ngực hay lan ra sau lưng hoặc không lan.

2. Kém ăn, suy nhược cơ thể


kém ăn suy nhược cơ thể

Kém ăn giảm lực- người bệnh có cảm giác tiêu hoá chậm, sau khi ăn, bụng chướng căn, cảm giác nặng nề ấm ách sau khi ăn.
Kém ăn tăng lực: người bệnh sau khi ăn có cảm giác đau thượng vị, rát bỏng vùng thượng vị lan lên xương ức, nôn.
Nguyên nhân của kém ăn trước tiên phải nghĩ đến là bệnh lý dạ dày ngoài ra các bệnh lý ngoài bộ máy tiêu hoá như bệnh nhân, bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là rối loạn tâm thần. Một trường hợp đặc biệt của kém ăn nữa chứng kém ăn vô căn và lâu dài bệnh nhân có thể chết do suy mòn.

3. Ợ chua


Ợ chua là một trong những biểu hiện của bệnh đau dạ dày. Đối với nhiều người, dấu hiệu bệnh đau dạ dày chỉ có ợ chua. Tuy nhiên ợ chua không phải là một dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng, được sinh ra bởi nhiều nguyên do, bao gồm chứng thoát vị, thừa cân ở cơ hoành và tác dụng phụ của một số loại thuốc. Nó xảy ra khi van đóng giữa dạ dày và thực quản bị yếu đi, khiếu cho axit trào ngược lên. Hiện tượng này gây đau rát, khó chịu, cảm giác đắng ngắt trong miệng.

4. Nôn và buồn nôn


Triệu chứng nôn và buồn nôn biểu hiện như sau:
- Thấy khó chịu và nhộn nhạo ở dạ dày
- Kèm theo cảm giác chóng mặt và mệt mỏi
- Cảm nhận rõ sự co thắt của dạ dày và thực quản nhưng không nôn các chất ra ngoài. Hiện tượng này người ta gọi là nôn khan.
- Bạn có thể nôn hẳn thức ăn ra ngoài miệng.
- Cảm giác khát, khô môi và miệng, tiểu ít là hiện tượng xuất hiện sau khi nôn xong.
Nguyên nhân khiến bạn thường xuyên buồn nôn?
Khi thường xuyên bị nôn nao hoặc nôn, bạn có thể điểm mặt những nguyên nhân sau:
- Rối loạn ăn uống
- Bị ngộ độc thức ăn
- Say tàu xe và say sóng
- Do nguyên nhân tâm lý và rối loạn tâm thần
Các bệnh dạ dày góp phần quan trọng nhất trong nguyên nhân gây ra nôn: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày.

5. Chảy máu tiêu hóa


Chảy máu đường tiêu hoá là một tình trạng rất hay gặp trong các bệnh về tiêu hoá, do rất nhiều nguyên nhân gây nên.

Chảy máu ở đây rất nhiều và nhanh có thể đe doạ đến tính mạng người bệnh, do đó đòi hỏi phải theo dõi kỹ càng xử trí kịp thời.

Chảy máu đượng tiêu hoá là hiện tượng máu thoát ra khỏi mạch máu và chảy vào ống tiêu hoá. Máu được tống ra ngoài bằng cách nôn hay ỉa ra máu.

Trên đây là những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày. Khi thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu trên phải đến ngay các cơ sở y tế để khám tránh để bệnh phát triển nặng mới can thiệp.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN 

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN 

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846 

Quận Hà Đông - TP Hà Nội 

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Dấu hiệu của bệnh đau dạ dày

Có nhiều dấu hiệu, triệu chứng đau dạ dày và biểu hiện ở mỗi người là khác nhau.
Nếu bị đau dạ dày thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể vì đây là nơi tiêu hóa thức ăn để cung cấp dưỡng chất đi nuôi cơ thể. 
Vì vậy có dấu hiệu khả nghi nên đi kiểm tra ngay bởi nếu để lâu bệnh sẽ tiến triển thành ung thư dạ dày

Khi thấy những dấu hiệu dưới đây đồng nghĩa với bệnh đau dạ dày đang ghé thăm bạn:

1. Có cảm giác cồn cào hoặc đau rát (khó tiêu) ở phía bụng trên (hay còn gọi là đau thượng vị): một số người có biểu hiện rõ như có vị chua hoặc nóng rát dạ dày. Ăn vào có thể gây nặng hơn hoặc cải thiện được những khó chịu.

- Ăn những đồ chua hay bụng đói hoặc bụng no mà cảm thấy bị đau tức ở vùng thượng vị, vùng bụng là cho thấy bạn đang có hiện tượng đau dạ dày

2. Nôn, buồn nôn: Nếu bạn bị buồn nôn thường xuyên (không kể đến buồn nôn do thai nghén) thì hãy đi khám ngay để có kết quả chính xác hơn vì buồn nôn là một trong những biểu hiện của bệnh đau dạ dày của đại đa số bệnh nhân.

3. Cảm giác chán ăn, cơ thể suy nhược

chán ăn là một triệu chứng của đau dạ dày

Chán ăn cũng có thể là triệu chứng đau dạ dày

Hiện tượng chán ăn có thể là do cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên ở rất nhiều người, khi dạ dày bị tổn thương, dạ dày không muốn nạp thức ăn, đồng thời không tiết dịch vị, từ đó sẽ dẫn đến những hệ quả liên quan như miệng đắng, không có vị, mất cảm giác. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, triệu chứng chán ăn thể hiện dạ dày trẻ đang có vấn đề vì vậy trẻ mới biếng ăn. Đôi khi chán ăn ở trẻ lại bị hiểu lầm là do trẻ lười ăn.

4. Ợ hoặc chướng bụng: đây là một triệu chứng bệnh đau dạ dày thường gặp ở các bệnh nhân. Nếu tự nhiên mà bạn bị ợ và chướng bụng liên tục nên đi kiểm tra bác sỹ ngay. Đặc biệt là hiện tượng ợ chua là biểu hiện đau dạ dày của rất nhiều người khi mới mắc phải. Ợ chua là hiện tượng dịch acid ở dạ dày trào ngược lên thực quản và lên miệng khiến bệnh nhân có cảm giác đau, nóng rát như lửa đốt sau xương ức, lan lên họng và đắng ngắt trong miệng. Ợ chua cũng là dấu hiệu cảnh báo về các chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đừng coi nhẹ vấn đề này nhé.
Nếu bị chứng ợ chua 1 lần 1 tháng, đó là bình thường. Nhưng nếu ợ chua 1 lần/tuần thì nên để ý. Nếu như chứng ợ chua xảy ra hàng ngày hoặc vài lần 1 tuần thì cũng khá rắc rối vì có thể kéo theo những căn bệnh phức tạp về sau đặc biệt là trào ngược dạ dày - thực quản, rùi dẫn tới ung thư thực quản.

5. Cảm giác đầy vùng bụng trên sau khi ăn: Ở phần lớn các trường hợp, ban đầu những biểu hiện của bệnh đau dạ dày là tương đối nhẹ và xuất hiện trong thời gian ngắn. Nhưng nếu càng để lâu thì bệnh sẽ càng nặng và mức độ nguy hiểm sẽ tăng cao. Vì vậy hãy chú ý đến những biểu hiện lạ của cơ thể, tránh để bệnh nặng mới bắt đầu đi khám và dùng thuốc.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN 

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN 

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846 

Quận Hà Đông - TP Hà Nội 

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com 

Chữa bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ

Bệnh đau dạ dày ngày càng phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh ở người lớn cao hơn. Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ mắc bị đau dạ dày ở trẻ nhỏ hiện nay đang gia tăng đáng kể. Điều này rất đáng lo ngại.
tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ ngày càng cao
Tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ ngày càng cao

Dạ dày của trẻ rất dễ bị tổn thương do chưa trưởng thành và phát triển đầy đủ. Vì vậy ngay từ bé cần phải tạo cho bé những thói quen sinh hoạt vệ sinh sạch sẽ.


Những biểu hiện đau dạ dày ở trẻ nhỏ:
- Chán ăn, ăn không ngon
- Viêm ruột thừa có thể gây ra đau đớn trong một khu vực của dạ dày. 
- Trẻ buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. 
- Bụng chứa đầy khí và gây đau bụng.

Điều trị tự nhiên:

Khi trẻ bị đau dạ dày tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc giảm đau ngay vì thuốc giảm đau rất hại cho cơ thể đặc biệt là với cơ thể chưa phát triển hoàn thiện ở trẻ. Vậy khi phát hiện trẻ nhỏ bị đau dạ dày chúng ta hãy làm những việc dưới đây:
1. Xác định tâm lý của trẻ xem có gì bất thường không
Đôi khi việc học hành bé cũng bị áp lực, hoặc không khí trong gia đình cũng sẽ làm tâm lý bé thay đổi (ví dụ như bố mẹ cãi nhau, gia đình xảy ra biến cố gì đó...) Tốt nhất cha mẹ nên nói chuyện thường xuyên với bé để có thể nắm bắt được tâm lý của trẻ.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN 

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN 

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846 

Quận Hà Đông - TP Hà Nội 

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com 

Xuất huyết dạ dày, Cách phòng ngừa xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là một trong những dấu hiệu đau dạ dày rõ rệt nhất. Đây là hậu quả của quá trình xuất hiện các bệnh lý dạ dày kéo dài, không điều trị tận gốc, gây chảy máu niêm mạc dạ dày, ói ra máu…

xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày nếu không cấp cứu ngay có thể dẫn đến tử vong

* Nhận diện triệu chứng:


Biểu hiện của xuất huyết dạ dày thể nặng khi nôn ra máu đỏ tươi hoặc bầm đen, đi đại tiện phân đen, sệt, mùi hôi, trường hợp nặng đii đại tiện phân có máu đỏ do có lẫn máu. Kèm theo đó là triệu chứng toát mồ hôi, choáng váng, chóng mặt, đau hay nóng rát vùng bụng trên rốn.

* Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày:


- Do bị bệnh đau dạ dày, loét dạ dày là nguyên nhân hay gặp nhất, gây tình trạng nôn ra máu, đi đại tiện phân đen. Nguyên nhân có thể do uống rượu, bia quá nhiều, dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm nhiều, do căng thẳng, buồn phiền, lo âu nhiều, kéo dài. Ngoài ra, do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ, bỏ ăn, ăn không đúng giờ, để quá đói hoặc ăn quá no.

- Do viêm loét thực quản

- Chảy máu do u dạ dày hay ung thư

- Hội chứng Mallory Weiss: hội chứng nôn nhiều do bất kì nguyên nhân gì, khi nôn quá nhiều , niêm mạc dạ dày trầy xước , gây chảy máu.

* Điều trị:


Khi gặp những trường hợp có dấu hiệu như trên, bệnh nhân cần phải nhập viện ngay lập tức, không nên tự ý điều trị ở nhà bởi nếu trậm trễ, máu ra nhiều có thể gây tử vong.

Với một số trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ cho theo dõi thêm ở khoa trong 24-48 giờ, nội soi dạ dày và nếu không còn chảy máu thì có thể xuất viện, uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

Trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày do loét có nhiễm vi trùng Hp thì sau khi điều trị ngưng chảy máu sẽ được điều trị bằng kháng sinh trong 10-14 ngày, sau đó sẽ điều trị bằng thuốc làm lành vết loét trong 6-8 tuần.Bệnh nhân sau khi điều trị đủ phác đồ nên đi khám và nội soi dạ dày lại để biết được đã hết bệnh hay chưa.

* Biện pháp phòng ngừa.


- Để phòng tránh bị nhiễm vi trùng HP , nên ăn uống hợp vệ sinh , ăn chín uống sôi vì vi trùng này lây nhiễm qua đường tiêu hóa, ăn uống. Nếu trong gia đình có người nhiễm vi trùng Hp phải điều trị dứt điểm để tránh lây qua choi người khác.

- Sử dụng các thuốc chống viêm , giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc dùng.

- Có chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe. Cần có cuộc sống thoải mái về tinh thần, tránh bị stress, căng thẳng.

- Hạn chế uống rượu bia.

- Khi có tình trạng khó chịu, đau vùng trên rốn, ợ hơi, ợ chua,…nên đi khám, làm xét nghiệm, nội soi và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.


Nếu bị xuất huyết dạ dày mà không cấp cứu kịp thời gây ra mất máu nhiều, dễ dẫn đến tử vong cao.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN 

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN 

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846 

Quận Hà Đông - TP Hà Nội 

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com 


Bệnh đau dạ dày nên kiêng ăn gì?

Đau dạ dày là một bệnh rất phổ biến. Nguyên nhân gây đau dạ dày có thể do di truyền hoặc do thói quen ăn uống. Bị đau dạ dày khiến vấn đề ăn uống trở nên khó khăn hơn đối với người bệnh. Khi bị bệnh đau dạ dày, có một số món ăn bạn cần phải kiêng để tình trạng không tệ hơn. 

Dưới đây là những thực phẩm bị đau dạ dày nên kiêng:

1. Thực phẩm cay nóng


kiêng thực phẩm cay nóng

Các gia vị và thực phẩm cay nóng không tốt cho người đau dạ dày ví dụ như ớt. Ớt tốt cho tiêu hóa đối với người bình thường, nhưng trong ớt có chứa một alcaloit có vị rất cay và nóng, nó sẽ khiến bệnh đau dạ dày nặng thêm. Vì vậy người đau dạ dày không nên ăn ớt.

2. Thực phẩm có tính axit

Những thức ăn có độ axit cao như các loại hoa quả chua, cà muối, dưa muối, giấm, mẻ đều không tốt cho dạ dày. Hai thực phẩm rất tốt cho người bình thường nhưng lại không tốt cho người bị đau dạ dày là nước cam và quả đào. Nước cam ép có tính axit có thể làm nhiễu loạn đường tiêu hóa và kích thích các dây thần kinh nhạy cảm. Nếu người đau dạ dày uống nước cam, đường tiêu hóa có chứa nhiều axit, có thể gây đau bụng. Bên cạnh đó, nước chanh cũng có thể gây tiêu chảy ở các bệnh nhân bị bệnh đường ruột, đau dạ dày. Vì vậy đặc biệt đối với bệnh đau dạ dày nên kiêng những loại thực phẩm và hoa quả có tính axit cao.

3. Hạt

Có thể gây khó chịu trong tiêu hóa cũng như trong cử động ruột nếu không được nghiền hoặc phân hủy thích hợp. Nhưng trừ phi bạn bị dị ứng, bạn không nên từ bỏ hoàn toàn những loại hạt có lợi cho sức khỏe.

4. Hành tây chưa nấu chín

Hành tây có chứa các chất dinh dưỡng phong phú, giúp bảo vệ tim cho cơ thể con người. Tuy nhiên, lượng hành tây sống cũng có thể gây đau bụng. Bạn nên nấu chín hành tây để loại bỏ một số chất độc hại.

5. Súp lơ xanh và cải bắp sống

Súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng khi bạn ăn sống hai loại rau này. Vì vậy, cách tốt nhất đối với người đau dạ dày là phải nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi ăn. 

6. Thịt mỡ

Khi nói đến các triệu chứng viêm loét đại tràng, thịt quá nhiều mỡ có thể là “tin xấu”. Hãy chọn những miếng nhiều nạc, khi ăn cố gắng nhai kỹ. Thịt ở dạng nghiền, chẳng hạn như thịt viên, nước xốt thịt… nói chung dễ dung nạp hơn một miếng cắt thô, như bít tết chẳng hạn.

7. Cà phê và trà

Cà phê có thể khiến bạn đi tiểu nhiều ngay cả khi bạn không bị bệnh đường ruột gây viêm như viêm loét đại tràng, và có thể khiến việc kiểm soát triệu chứng trở nên đặc biệt khó khăn đối với người bị bệnh này. Tác động cũng như vậy đối với trà và các thức uống có caffeine khác, cũng như những sản phẩm chứa guarana, một chất kích thích thường được tìm thấy trong các loại nước uống tăng lực.

8. Chocolate

Đường và caffeine, 2 thành phần nổi trội nhất của chocolate, có thể góp phần gây co thắt bụng và làm tăng số lần đi tiêu ở người bị viêm loét đại tràng, đặc biệt trong lúc bệnh đang bùng phát.

9. Rượu bia

Nhiều loại rượu khác nhau tác động tới cơ thể bạn theo nhiều cách khác nhau, nhưng nói chung, chúng có thể kích thích ruột và gây tiêu chảy. Có những bệnh nhân thường bị đầy hơi và chướng bụng nếu uống bia hoặc nước giải khát có ga.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN 

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN 

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846 

Quận Hà Đông - TP Hà Nội 

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com 

Bị bệnh đau dạ dày nên ăn gì?

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày phần đa là do thói quen ăn uống. Vì vậy bệnh đau dạ dày nên ăn gì uống gì là vấn đề băn khoăn của đa số các bệnh nhân.
Nếu không chú ý điều trị và có chế độ ăn uống hợp lý thì bệnh sẽ tiến triển thành ung thư dạ dày

Khi bị bệnh đau dạ dày vấn đề về ăn uống trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Kết hợp với việc sử dụng đúng thuốc đau dạ dày, người bệnh còn phải chú ý đến việc ăn uống làm sao cho vừa bổ dưỡng cho cơ thể vừa tốt dạ dày và hỗ trợ việc điều trị.

đau dạ dày nên chú trọng việc ăn uống

Bệnh đau dạ dày nên chú trọng việc ăn uống

I. Những món ăn, vị thuốc tốt cho bệnh đau dạ dày


1. Cháo hạt sen

Nguyên liệu: Hạt sen 100g; Củ mài 50g; Quả hồng xiêm non 15g; Đường phèn 20g
Cách làm: Quả hồng xiêm non giã giập cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Hạt sen, củ mài sấy khô tán bột, cho vào nước quả hồng xiêm quấy đều đun trên lửa nhỏ, cháo sôi kỹ cho đường phèn vào đun tiếp khi tan hết đường là được. Nên chia ra ăn 3 lần/ngày trong lúc đói và khi cháo còn nóng. Ăn liên tục trong 2- 3 ngày. Nếu ăn thường xuyên món này rất tốt cho bệnh đau dạ dày.

2. Cháo phật thủ đường phèn

Nguyên liệu: Quả phật thủ 15g; Đường phèn 15g; Gạo lức 100g
Cách làm: Phật thủ được rửa sạch, cho nước đun, bỏ bã lấy nước. Sau đó cho gạo lứt đãi sạch, đường phèn vào nấu cháo.Ngày nên ăn 1 bát và chia làm vài lần.

3. Cháo thịt dê cao lương

Nguyên liệu: Thịt dê 100g; Gạo cao lương 100g; Muối ăn vừa đủ
Cách làm: Thịt dê rửa sạch thái quân cờ, cho cùng gạo cao lương đãi sạch, nước 1 lít nấu loãng, cho chút muối. Chia ăn ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 bát.

4. Cháo rau sam

Nguyên liệu: Rau sam 30g; Búp ổi non 20g; Quả hồng xiêm non 10g; Gạo 30g; Gia vị
Rau sam, búp ổi, quả hồng xiêm non cho vào nồi thêm nước đun sôi thật kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Gạo xay thành bột mịn, cho vào nước rau sam quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho bột gia vị vào. Ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Cần ăn liền 2 – 3 ngày sẽ có hiệu quả tốt.

5. Món khoai tây nấu bạch cập

Thành phần: Nước khoai tây 100ml, vị thuốc bạch cập 100g, một ít mật ong
Cách chế biến: Bạch cập tán bột, nước khoai tây và bột bạch trộn đều với mật ong dùng dần.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng một muỗng canh, dùng trong 2 tuần lễ. Thích hợp dùng cho người bệnh viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng xuất huyết.

6. Canh bao tử heo nấu tiêu

Thành phần: 1 bao tử heo, một ít tiêu, 60g đậu phộng, gia vị
Cách làm: Bao tử heo làm sạch, rồi cho tiêu và đậu phộng vào bao tử heo, thêm nước, hầm với lửa lớn cho đến khi bao tử chín thì nêm gia vị.
Cách dùng: Chia vài lần dùng, có tác dụng dưỡng vị (bồi bổ cho dạ dày), bổ khí

7. Trứng gà tam thất:

Thành phần: Củ sen tươi 100g, bột tam thất lượng vừa, trứng gà một quả, gia vị.
Cách làm: Hạt sen bỏ tim ngâm trong nước độ 1 giờ đồng hồ, rồi cho hạt sen, khiếm thực và gạo vào nồi cùng nước nấu thành cháo, khuấy đều, thêm đường trắng. Cháo này có tác dụng bổ ích tỳ vị. Cũng là một bài thuốc đau dạ dày rất bổ dưỡng cho sức khỏe người bệnh đau dạ dày.

8. Bí ngô và canh bí ngô

Nhiều người muốn tiêu diệt các vi khuẩn trong cơ thể của họ bằng cách ăn bí ngô. Bạn có thể nấu bí ngô vào súp hoặc cháo cho bữa ăn tối. Có thể nói canh bí ngô là một giải pháp rất hữu hiệu và an toàn cho bệnh đau dạ dày. Pectin trong món canh bí ngô sẽ làm giảm bớt vết loét dạ dày.

- Nấu bí ngô với một ít gạo rồi ăn. Hoặc cũng có thể thêm bí

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN 

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN 

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846 

Quận Hà Đông - TP Hà Nội 

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com 

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Viêm đại tràng và các phương thuốc chữa bệnh


Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp với các triệu chứng như đau bụng, thường ở bên trái và hai hố chậu, đại tiện lỏng nhiều lần trong ngày, hay mót rặn, phân có thể có nhày mũi hoặc máu, toàn thân mệt mỏi,... Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh theo từng thể lâm sàng.

Viêm đại tràng thể hàn thấp


Biểu hiện: Người bệnh đau bụng âm ỉ, bụng đầy hơi, đại tiện nhiều lần, phân lỏng hoặc sền sệt, người yếu mệt, da xanh, tay chân lạnh, ăn uống kém, gầy sút. Phép trị là ôn trung tán hàn, kiện tỳ bổ vị.

Dùng một trong các bài:


Bài 1: bạch truật 16g, tất bát 12g, lương khương 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, trần bì 10g, vỏ quế 8g, đinh lăng 16g, ngũ gia bì 16g, đương quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: ngải diệp 12g, lá đinh lăng (sao) 16g, hoài sơn 16g, ý dĩ 12g, bạch truật 16g, bạch linh 12g, cẩu tích 12g, lá khổ sâm 12g, hậu phác 12g, trần bì 10g, cam thảo chích 12g, vỏ quế 8g, lá xuyên tâm liên 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.


cây ngũ sắc chữa bệnh viêm đại tràng

Cây ngũ sắc chữa bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng thể thấp nhiệt

Biểu hiện: Người bệnh đau bụng âm ỉ, bụng dưới trướng nổi cục, đại tiện thất thường khi táo khi lỏng, đầy hơi, ăn uống kém, người mệt mỏi gầy sút. Phép trị là chống viêm thanh nhiệt, hóa thấp kiện tỳ.

Bài thuốc: bán hạ 10g, hậu phác 10g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, cây ngũ sắc 16g, bồ công anh 16g, nam hoàng bá 16g, lá nhót 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, đương quy 12g, cam thảo chích 12g, kê nội kim (sao vàng) 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

- Nếu phân có lẫn máu mũi, gia: hoàng liên 12g, cỏ mực (sao đen) 16g, chi tử (sao đen) 12g.

- Nếu bụng đầy hơi, khó chịu, gia: sinh khương 4g, chỉ xác 10g, trần bì (sao) 12g.

- Nếu người bệnh cơ thể suy nhược, gia: phòng sâm 16g, hà thủ ô chế 16g, táo tàu 10g.

- Nếu người bệnh ít ngủ, hoa mắt chóng mặt, gia: nhân sâm 10g, sinh khương 6g, ngũ vị 12g, táo nhân sao đen 16g.

Viêm đại tràng sau lỵ


Biểu hiện: Người bệnh đau bụng từng cơn, phân sống kèm theo nhày, có khi lẫn máu, đại tiện nhiều lần, ăn uống kém, tiền sử có bị chứng lỵ nhưng điều trị không triệt để, mầm mống của bệnh lỵ vẫn còn, âm thầm phá hủy chức năng của đại tràng, gây ra những đợt cấp tính, kéo dài. Lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe gây suy nhược cơ thể. Phép trị là chống viêm, thanh nhiệt, kiện tỳ bổ vị.

Dùng một trong các bài:


Bài 1: rau sam 20g, cỏ sữa 20g, lá đinh lăng 20g, cây seo gà 20g, lá phèn đen 20g, hoàng liên 12g, cây ngũ sắc (sao vàng) 20g, chi tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: lá mã đề (sao vàng hạ thổ) 20g, lá đinh lăng (sao thơm) 20g, cây seo gà 20g, cỏ mực 20g, cát căn 16g, bạch truật 16g, cỏ sữa lá to 20g, lá khổ sâm 16g, búp ổi 16g, lá nhót 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: hoàng đằng 12g, cỏ sữa lá to 20g, cỏ mực 20g, lá nhót 20g, búp ổi 12g, kê nội kim (sao) 12g, ngân hoa 10g, bạch truật 12g, ý dĩ 10g, chích thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Dùng 10 - 15 ngày là một đợt.




NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN 

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN 

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846 

Quận Hà Đông - TP Hà Nội 

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com 

Bài thuốc dân gian chữa bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày khiến cho người bệnh gặp nhiều phiền toái. Có nhiều bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày rất tốt hãy đọc bài viết dưới đây.

Hoa Việt mời bạn đọc tham khảo 10 bài thuốc dân gian chữa bệnh đau dạ dày đơn giản, an toàn, hiệu quả và được nhiều người áp dụng.

1. Bột nghệ vàng và mật ong:


Nghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa loét dạ dày do thừa dịch vị. Mật ong cũng có tác dụng làm êm dịu tránh kích ứng ở dạ dày.


Xem chi tiết cách chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong



bắp cải chữa đau dạ dày

Bắp cải chữa đau dạ dày


2. Bắp cải:


Mỗi ngày uống 1/2 cốc nước bắp cải ép vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ, bệnh sẽ giảm rõ rệt vì trong bắp cải có chứa vitamin U (ulcer) có tác dụng chống loét dạ dày.


3. Cam thảo:


Cam thảo kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét. Đặc biệt nhiều thầy thuốc còn tín nhiệm cam thảo hơn hẳn các thuốc loại thuốc kháng axit khác trong điều trị viêm loét dạ dày. Cam thảo cần được ăn/ hoặc uống khoảng 20-30 phút trước bữa ăn để việc điều trị hiệu quả hơn các vết loét vì lúc ấy cam thảo sẽ hoạt động như một lớp màng trong dạ dày, từ đó giúp bảo vệ dạ dày của bạn.

4. Lá mơ:


Lấy khoảng 20 – 30 gr lá mơ lông rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống một lần trong ngày. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả.

5. Chuối hột:


Ít ai biết công dụng của chuối hột là cách chữa đau dạ dày hiệu quả an toàn, không có tác dụng phụ. Bài thuốc: Dùng quả chuối hột già, xắt mỏng, phơi khô trong bong râm rồi nghiền nhỏ thành bột. Khi uống thì pha cùng nước ấm. Uống 3 lần/ ngày trước mỗi bữa ăn.

6. Quả mơ:


Nước cất hạt mơ có tác dụng chữa ho, khó thở, nôn mửa, đau dạ dày. Loại thuốc này có độc nên mỗi lần chỉ được dùng 0,5 đến 2 ml, mỗi ngày không uống quá 6ml.

7. Bí đỏ:


Quả bí đỏ sắc lấy nước uống cũng rất tốt trong việc điều trị bệnh đau dạ dày.


nha đam chống viêm loét dạ dày

Nha đam rất tốt có tác dụng chống viêm loét dạ dày

8. Cây nha đam:


Nhựa của nha đam có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tẩy xổ, dùng chữa chứng táo bón, nó còn giúp ức chế men pepsin và acid hydrochloric không tiết ra nhiều gây viêm loét dạ dày. Mỗi ngày dùng khoảng 10g lá tươi, gọt vỏ, lấy lớp nhựa trong đun sôi trong nước rồi uống.

9. Củ cải và ngó sen tươi lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần 50 g; có tác dụng chữa xuất huyết dạ dày.

10. Khoai tây:


Khoai tây gọt bỏ vỏ, nghiền nát, lọc lấy nước, đun sôi để uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa to, liên tục trong 2-3 tuần.

Lương y: Nguyễn Thị Kim Đoan

Địa chỉ:Tổ dân phố Yên Phúc – Phường Biên Giang – Quận Hà Đông – TP Hà Nội

Điện thoại: 0911.467.088

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

“Mẹo hay” đẩy lùi hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích gây ra những triệu chứng như thay đổi số lần đi tiêu trong ngày, bụng căng trướng, đầy hơi, những cơn đau quặn bụng…làm người bệnh cảm thấy khá mệt mỏi. Để đẩy lùi chứng bệnh trên dưới đây là một số mẹo nhỏ nhưng vô cùng hiệu quả.

1. Massage đúng cách



Một trong những triệu chứng khó chịu nhất của bệnh là đi ngoài nhiều lần trong ngày. Theo các chuyên gia tiêu hóa, massage đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm đau và giảm số lần đi ngoài – tiến tới đi một lần vào một giờ duy nhất mỗi ngày. Cách thực hiện rất đơn giản: Sau khi thức dậy vào buổi sáng, bệnh nhân hãy nằm thêm vài phút, co chân vuông góc, massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ dọc theo khung đại tràng liên tục 200-300 vòng và duy trì từ 2-3 tháng.

2. Dinh dưỡng hợp lý

Mục đích của chế độ dinh dưỡng hợp lý ở bệnh nhân HCRKT là giảm bớt các triệu chứng khó chịu, tránh nguy cơ tái phát bệnh. Tùy thể trạng từng người mà có thể lựa chọn các chế độ ăn như:
an-uong-hop-ly-tranh-tao-bon
Ăn nhiều chất xơ tránh táo bón
Bệnh nhân táo bón nên ăn nhiều chất xơ với mức 20-30 gr/bữa với các thức phẩm như rau xanh, gạo lứt, cám gạo…
Người có chướng bụng, đầy hơi không nên dùng các thực phẩm sinh hơi như đậu, bông cải, hành tỏi, trái cây và nước trái cây, các loại hạt, đặc biệt là củ đậu.
Tuyệt đối cần tránh café, bia, rượu, nước giải khát có ga.
Cần tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, thịt mỡ, chocolate cũng như các món nhiều gia vị.
Nên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B, ma nhê, canxi… Một số loại canh có tính an thần hoặc các loại thảo dược dùng làm nước uống hàng ngày cũng sẽ đem lại hiệu quả tốt trong điều trị như canh lá vông, canh hạt sen…

3. Tránh xa stress

Stress vừa là tác nhân khỏi bệnh, vừa là nguyên nhân khiến bệnh ngày càng nặng thêm. Do vậy, giữ cho tinh thần thoải mái là hết sức quan trọng. Một số biện pháp hữu ích để giảm stress như: sắp xếp công việc hợp lý, đặt mục tiêu thời gian cho từng việc giúp giảm áp lực quá tải công việc hay học tập, tập ngồi thiền, tâm sự với người thân, thể dục thường xuyên, tập yoga, ngủ đủ giấc…



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Chữa bệnh đau dạ dày từ tỏi

Ngày nay, tỏi được nghiên cứu cho thấy có tác dụng như một chất kháng sinh tự nhiên giúp nâng cao hệ miễn dịch, chống viêm loét, đau dạ dày,... hiệu quả.

toi-chua-benh-da-day
Chữa bệnh đau dạ dày bằng tỏi hiệu quả

Công dụng chữa bệnh đau dạ dày bằng tỏi


Từ xa xưa, dân gian đã sử dụng tỏi để chữa các chứng bệnh về đường tiêu hóa như chướng bụng đầy hơi, buồn nôn, nôn,... hiệu quả. Đau dạ dày là tình trạng bị tổn thương do viêm hoặc loét dạ dày gây ra các triệu chứng như đau thượng vị, buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ nóng, chướng bụng,... gây khó chịu cho người bệnh.

Để khắc phục tình trạng bệnh, bài thuốc dân gian trị bệnh đau dạ dày từ tỏi và mật ong được sử dụng phổ biến cho hiệu quả cao, lành tính. Trong tỏi cũng như mật ong đều có chứa một chất kháng sinh có khả năng diệt khuẩn đó là chất alliin (trong tỏi) có tác dụng tiêu diệt được cả vi khuẩn gây viêm loét da dày và chống viêm loét, giảm đau hiệu quả. Bài thuốc này còn được dùng để chữa viêm họng và các bệnh về đường hô hấp rất tốt.

Ngoài ra, tỏi còn có khả năng làm giảm cholesterol, chống tắc nghẽn mạch máu giống như thuốc Aspirine, còn có hoạt tính làm giảm khả năng sinh ra các phần tử tự do, làm chậm quá trình lão hóa tế bào, bảo vệ hồng cầu không bị oxy hóa. Nên có tác dụng làm giảm mỡ máu, hạ huyết áp, tiêu viêm, phòng chống ung thư, ích thọ dưỡng nhan…

Bài thuốc từ tỏi chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả

Dùng bài thuốc từ tỏi và mật ong chữa bệnh đau dạ dày rất hiệu quả bằng cách sau:

Bạn lấy tỏi khô bóc sạch vỏ, đập dập rồi cho vào ngâm với mật ong với tỉ lệ tương ứng là 15g tỏi và 100ml mật ong, ngâm trong khoảng 3 tuần là có thể dùng được. Khi dùng, người bệnh ăn mỗi ngày 2 - 3 tép tỏi trong một bữa ăn với liệu trình 2 tháng một. 

Trong khi dùng bài thuốc, các bạn lưu ý nên hạn chế ăn nhiều loại thức ăn chứa đạm mà nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm, món ăn dễ tiêu. Đặc biệt, bạn nên bỏ thói quen uống rượu bia và cách chất kích thích khác là tốt nhất.



Ngoài ra, các bạn có thể dùng tỏi chữa chứng nôn mửa hiệu quả bằng cách lấy tỏi 2 củ, nướng chín, rồi hòa vào nước nóng cùng mật ong để uống. 


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội


Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Sa nhân vị thuốc chữa viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày biểu hiện đầy bụng, ăn khó tiêu, đau vùng thượng vị, có thể đau lan ra hông sườn, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn. Sa nhân là một trong những vị thuốc điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả.

cay-sa-nhan-chua-viem-loet-da-day
Cây sa nhân chữa bệnh viêm loét dạ dày
Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là quả thu hái vào mùa hè thu. Quả sa nhân chín trong thời gian ngắn khoảng 20 ngày, quả vừa chín màu đỏ hay tím, nhân hạt to mẩy là những quả bóp thấy cay nhiều và nóng, khi tươi hơi chua. Nếu hái quá muộn, chỉ cần để quá 5 – 7 ngày, quả bóc ra đã mềm, nhấm thấy ngọt, chất cay đã hết, đó là sa nhân đường, kém giá trị hơn vì ít tinh dầu, khó bảo quản, dễ bị ẩm mốc. Nhưng nếu hái sớm quá, quả còn non, bóc ra hạt vẫn còn non trắng hay hơi vàng, nhấm thấy cay nhưng không chua, cũng kém giá trị. Để đạt chất lượng dược liệu quả sa nhân hái đúng tuổi phải đựơc chế biến ngay, tránh quả bị thối hỏng, khi hái để cả chùm quả, hoặc phơi sấy trong 5 ngày đêm là được.

Sa nhân là thuốc có vị cay, tính ấm, đi vào 2 kinh tỳ và vị có tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, ôn trung chỉ tả, an thai. Chủ trị các chứng tỳ vị ứ trệ do thấp trở, tỳ hàn tiết tả (tiêu chảy do tạng tỳ bị lạnh)…

Một số bài thuốc từ sa nhân chữa bệnh dạ dày

Hỗ trợ viêm loét dạ dày mạn tính: Sa nhân 6g; dạ dày lợn 1 cái, dạ dày rửa sạch, thái chỉ, cùng với sa nhân nấu thành món canh; ăn dạ dày và uống nước canh. Dùng 10 ngày một liệu trình. 

Chữa lạnh bụng, đầy hơi, tiểu tiện không thông ở phụ nữ có thai: Sa nhân 100g tán nhỏ, vỏ quýt, vỏ vối, vỏ rụt, thanh bì, thần khúc, mạch nha mối thứ 2g tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật làm viên. Mỗi lần uống với 4g với sắc lá tía tô. Dùng liền 3 – 5 ngày một liệu trình.

Hỗ trợ điều trị lỵ mạn tính, đau bụng tiêu chảy: Với biểu hiện bệnh nhân ăn ít, bụng trướng, đau liên miên, chân lạnh, thở yếu, tinh thần uể oải, người mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, nhạt miệng, không khát; đại tiện loãng lỏng: Sa nhân 6g, mộc hương 4g, đẳng sâm 10g, bán hạ 10g, bạch truật 10g, phục linh 10g, trần bì 6g, sinh khương 8g, cam thảo 3g; sắc uống trong ngày.

Thai nghén hay nôn: Sa nhân 4g, rễ gai 8g, ích mẫu 6g, hương phụ 4g, mầm cây mía 10g. Tất cả rửa sạch thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần. 5 ngày một liệu trình, tái khám lại.

Hoặc có thể dùng bài sau: Sa nhân sao qua, tán thành bột mịn; mỗi lần uống từ 2 – 4g, ngày 3 lần, uống thuốc bằng nước sắc 5 – 7 lát gừng tươi. Hoặc dùng gạo tẻ 30 – 50g, sa nhân (sao qua, nghiền mịn) 3 – 6g; gạo vo sạch nấu cháo, khi cháo chín cho bột sa nhân vào trộn đều, đun nhỏ lửa thêm một lúc nữa là được. Ăn nóng vào lúc sáng sớm và buổi tối trước khi ngủ.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Quận Hà Đông - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Chữa bệnh dạ dày bằng cây lô hội

Không chỉ cải thiện chứng viêm loét dạ dày, tá tràng, bạn còn có thể hỗ trợ điều trị táo bón, tiêu hóa kém, bế kinh, mụn… bằng lá lô hội.

Trong dân gian còn gọi lô hội là cây nha đam hoặc du thông. Cả cây lô hội được dùng làm thuốc. Lô hội có tính mát, vị đắng, đi vào 3 kinh can, tỳ, vị, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng, thông đại tiện, mát huyết. Cần lưu ý lô hội có tác dụng tẩy mạnh nên không dùng cho phụ nữ có thai, người có tỳ vị hư nhược, đại tiện phân lỏng.
cay-lo-hoi-chua-viem-loet-da-day
Cây lô hội chữa viêm loét dạ dày
  • Viêm loét tá tràng: 20 gr lô hội, 20 gr dạ cẩm, 12 gr nghệ vàng (tán bột mịn), 6 gr cam thảo. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Thêm mai mực tán bột 10 gr uống cùng nước thuốc trên nếu ợ chua nhiều. Điều trị 15 – 20 ngày là một liệu trình.
  • Viêm đại tràng mạn tính: Lấy 5 lá tươi lô hội bóc vỏ ngoài, xay nhỏ cùng 500 ml mật ong. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 30 ml.
  • Táo bón: Ngày ăn một lá lô hội tươi hoặc 20 gr lô hội xay với 500 ml nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
  • Tiêu hóa kém: 20 gr lô hội, 12 gr bạch truật, 4 gr cam thảo. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần.
  • Tiểu đục như nước vo gạo: 20 gr lô hội tươi, giã nát uống trước bữa ăn, ngày hai lần. Hoặc dùng 20 gr hoa lô hội nấu với thịt lợn ăn.
  • Tiểu đường: 20 gr lá lô hội sắc hoặc uống sống ngày một thang.
  • Ho khạc ra máu: 20 gr lá lô hội bỏ vỏ ngoài rửa sạch chất dính. Sắc uống ngày một thang.
  • Bế kinh, đau bụng kinh: 20 gr lô hội, 12 gr nghệ đen, 20 gr rễ củ gai, 12 gr tô mộc, 4 gr cam thảo. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2 – 3 lần trong ngày.
  • Quai bị: Lấy lá lô hội giã nát, đắp lên chỗ sưng đau. Đồng thời lấy 20 gr lá lô hội sắc uống ngày một thang. Chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
  • Mụn trứng cá: Lá lô hội tươi rửa sạch, bóc vỏ lấy phần nhựa tươi, xoa lên vùng bị trứng cá ngày một lần, dùng nhiều ngày sẽ có kết quả.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN 

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN 

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846 

Quận Hà Đông - TP Hà Nội 

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com