Trẻ còn nhỏ nên cho bú sữa mẹ, cho trẻ bú nhiều lần. Đối với trẻ lớn không nên ăn chan canh vì như vậy trẻ không chịu nhai mà chỉ nuốt chửng gây nặng gánh cho dạ dày.
Loét dạ dày tá tràng (DDTT) là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Ở MỸ tỷ lệ mắc viêm loét dạ dày - tá tràng chiếm khoảng 3,5-14.7% và vị trí viêm loét dạ dày- tá tràng thường gặp hơn loét dạ dày đơn thuần gấp 5 lần. Tại Việt Nam theo nghiên cứu của Phạm Trung Dũng ờ Bệnh viện Nhi Đồng I thì tỷ lệ mắc viêm loét dạ dày - tá tràng với nhiễm Helicobacter Pylori trên bệnh nhi vào viện từ tháng 11/96- 11/97 là 44,4%. Theo John J Herbst trẻ em bị viêm loét dạ dày - tá tràng thường gặp từ 5 tuổi trở lên và ở vị trí vết loét tá tràng cao hơn loét dạ dày gấp 5 lần.
1. Nguyên nhân
Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori là nguyên nhân quan trọng của loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em, đặc biệt ở bệnh tái phát.
Bệnh thường xẩy ra ở các nước đang phát triển và có mối liên quan với tình trạng kinh tế xã hội thấp, nguồn nước bị ô nhiễm, văn hoá thấp, tập quán nhai cơm, ăn cơm sớm (trước 2 tuổi), mớm cơm cho trẻ đều dẫn đến lây truyền giữa các thành viên trong gia đình.
Theo Honda M, ở Hàn Quốc thì tỉ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em có mối tương quan nghịch với tình trạng kinh tế xã hội , mặc dầu ở người lớn tỷ lệ nhiễm H. pylori cao và không bị ảnh hưởng bới tình trạnh kinh tế xã hội. Do đó người ta nhận thấy rằng nhiễm H.pylori chủ yếu mắc trong thời kỳ thơ ấu, và các nghiên cứu đều cho rằng nhiễm H.pylori giống như hầu hết các nhiễm khuẩn đường ruột khác xảy ra chủ yếu trong thời kỳ trẻ.

Trẻ em suy dinh dưỡng. Theo Honda M thì bệnh nhi có chỉ số cân nặng/tuổi <75% thì bị loét nhiều hơn trẻ có chỉ số cân nặng/tuổi >75% (Theo Watterlow).
Một số nghiên cứu ở Nicaragoa cho thấy trẻ được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, beta- caroten, vitamin c thì có tỷ lệ nhiễm H.pylori thấp hơn. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy vai trò của sữa mẹ có tác dụng phòng ngừa được nhiễm H. pylori vì sữa mẹ có thê ức chế H.pylori.
2. Triệu chứng lâm sàng
- Đau bụng có liên quan đến bữa ăn, đau từng cơn, đau ở vùng thượng vị.
- Nôn máu, hoặc đi ngoài ra máu đen.
- ăn kém, ăn không tiêu, trướng bụng.
- Nội soi có viêm dạ dày dạng cục (Nodule).
3. Nguyên tắc thực hiện chê độ ăn cho trẻ loét dạ dày - tá tràng
- Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ: Vitamin, vi chất, muối khoáng theo tuổi, cân nặng.
- Chia nhỏ bữa ăn, ăn thức ăn nấu nhuyễn nghiền nát, sử dụng rau củ không dùng rau có lá nhiều chất xơ.
- Không cho trẻ ăn cơm sớm.
- Trong bữa ăn, không vừa ăn vừa uống nhất là sử dụng đồ uống có ga.
- Sử dụng nguồn protein từ thịt (nạc vai lợn, lườn gà), trứng (hấp, dạng kem caramen, xúp), sữa.
- Sử dụng nguồn vitamin từ rau củ ( khoai tây, khoai lang nhiều beta-caroten và vitamin c....)
- Trẻ còn nhỏ nên cho bú sữa mẹ, cho trẻ bú nhiều lần. Đối với trẻ lớn không nên ăn chan canh vì như vậy trẻ không chịu nhai mà chỉ nuốt chửng gây nặng gánh cho dạ dày.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN
Hotline: 0911.467.088 – 0971.995.846
Quận Hà Đông - TP Hà Nội
Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com